Ánh sáng vốn là từ phổ thông dùng để chỉ các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường (tức là từ khoảng 380 nm đến 740 nm). Lịch sử của ánh sáng được đánh dấu vào khoảng 13,7 tỷ năm trước.
Lịch sử của ánh sáng trong vũ trụ
Mốc thời gian đánh dấu sự khởi nguồn của ánh sáng trong vũ trụ được các nhà khoa học nghiên cứu và nhận định rằng từ vụ nổ lớn – Big Bang diễn ra vào khoảng 13,7 tỷ năm trước. Và Trái đất của chúng ta chỉ mới được hình thành khoảng 4,5 tỷ năm mà thôi. Kể từ khi con người xuất hiện và sinh sống trên địa cầu, chúng ta đã và đang phát triển trong vùng quang phổ của ánh sáng từ mặt trời. Đây cũng là nguồn sáng tự nhiên duy nhất trên Trái đất.
Dưới ánh sáng tự nhiên từ Mặt trời, mọi sinh vật trên Trái đất đều phát triển và tiến hóa một cách tự nhiên và khỏe mạnh.
Sự ra đời của nguồn ánh sáng nhân tạo
Trước phát minh ra việc chiếu sáng bằng điện, con người đã ý thức được nhu cầu về ánh sáng nhân tạo và luôn cố gắng “xua tan đi bóng tối”. Đó cũng chính là lịch sử của ánh sáng nhân tạo, bằng việc tạo ra lửa. Theo Thần thoại Hy Lạp, thần Prometheus – vị thần đã đánh cắp ngọn lửa từ tay thần Zeus và ban tặng cho loài người. Lửa phục vụ con người như là một nguồn sáng cố định và để thuận tiện cho việc sinh hoạt, những bó đuốc được ra đời, trở thành một dạng “lửa cầm tay”.
Cho tới thiên niên kỷ thứ 13 trước Công nguyên, những ngọn nến đầu tiên được ra đời, đó thực chất là những thanh mỡ động vật dạng rắn được chảy tan dần với cái bấc bên trong khi đốt. Vào thời trung cổ, dầu cá voi và sáp ong được sử dụng làm nguyên liệu cho nến, còn ở thời hiện tại thì chúng ta đang sử dụng chủ yếu là parafin. Tiếp theo sau đó là ánh sáng từ đèn có lõi bấc có nến cháy bằng dầu olive và dầu vừng của người Babylonian.
Vào thế kỷ 19, chiếu sáng bằng khí đốt đã được sử dụng rộng rãi. Năm 1807, những chiếc đèn đường chạy bằng khí đốt đầu tiên đã được thắp sáng ở Pall Mall – một trong những con phố trung tâm tại London. Tuy nhiên, chiếu sáng bằng khí đốt không được hiệu quả cho lắm. Vấn đề nằm ở chỗ, nếu ngọn lửa đốt ít oxy thì cho ra ánh sáng rực rỡ nhưng lại rất nhiều khói, còn ngọn lửa không khói (khi dư oxy) thì thực tế lại không nhìn rõ được.
Kéo dài tới năm 1879, Thomas Edison đã đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên chiếu sáng bằng điện với phát minh bóng đèn sợi đốt. Sự cải tiến tiếp theo của đèn điện đã được diễn ra theo hai hướng: dây tóc carbon được thay thế vào năm 1907 bởi vonfram và từ năm 1913 trở đi thì đèn được bơm đầy khí trơ (lúc đầu là khí nitơ, sau đó chuyển sang khí argon và krypton).
Và chính sự cải tiến dây tóc carbon thành vonfram đã mở đầu cho kỷ nguyên của đèn huỳnh quang chiếu sáng. Đèn huỳnh quang thường chứa đầy hơi thủy ngân ở áp suất thấp. Khi dòng điện truyền qua, hơi thủy ngân sẽ xuất hiện sự phóng điện hồ quang và phát xạ ra ánh sáng trong dải cực tím. Chất phát quang lắng đọng trên bề mặt bên trong của thành bóng đèn sẽ phát ra ánh sáng nhìn thấy được, dưới tác động của bức xạ cực tím.
Cũng chính bởi nguyên lý hoạt động đó mà đèn huỳnh quang truyền thống tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe thị lực của như sự an toàn của người tiêu dùng. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến công nghệ đèn LED được ra đời. Với thiết kế ngày càng được tối ưu, vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả khi đã đạt tới tuổi thọ hay không gây tình trạng chập, cháy điện gây nổ.
Ngày nay, công nghệ LED còn đạt tới bước tiến hóa mới – đó chính là LED Sunlike mang lại nguồn ánh sáng gần với ánh sáng tự nhiên nhất, với chỉ số hoàn màu CRI ấn tượng 98.
Vào những năm 1950 và đầu 1960, nhà hóa học Robert Bunsen và Henry Roscoe đã cho thấy việc đốt magie có thể tạo ra ánh sáng gần giống với ánh sáng tự nhiên. Sau đó, Edward Sontadt đã dựa vào đó và mang công nghệ đó vào thế giới nhiếp ảnh với sự ra đời của đèn flash.
Mọi vấn đề thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ đến hotline: 039.789.4444
CÔNG TY CP THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG GEMS
Địa chỉ: Số 9 phố Võ Văn Dũng, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 039.789.4444
Email: lienhe@gems.com